Mục lục
Những biện pháp giữ an toàn sức khỏe khi làm nail mà mọi người cần chú ý: Đôi khi do bạn ham làm việc mà quên việc giữ gìn sức khỏe bản thân nhất là nghề làm nail, việc tiếp xúc thường xuyên với các chất hóa học là điều không thể tránh khỏi khi làm việc. Do đó để bảo vệ sức khỏe của bạn thì bài viết này của lamnails.net đã thu thập các phương thức chăm sóc và giữ gìn sức khỏe của mọi người làm nail tránh tác hại của các hóa chất.
Những biện pháp giữ an toàn sức khỏe khi làm nail mà mọi người cần chú ý
Tác hại của nghề nail từ trước đến nay có lẽ ai cũng biết. Bởi những chất độc hại trong sơn móng và một vài yếu tố tác động mạnh mẽ đến sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên, bởi nghề nail mang lại quá nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp và tài chính nên vẫn rất nhiều người đi theo nghề này. Những tác hại của nghề nail là gì? Và chúng ta có cách nào để bảo vệ sức khỏe khi làm nghề nail hay không? Hãy cùng lamnails.net tìm ra lời giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.
Những chất độc hại thường xuyên tiếp xúc trong ngành nail
Hầu hết các sản phẩm được dùng trong nghề nail đều có nguy cơ gây hại đến sức khỏe của các kỹ thuật viên. Cụ thể như nước rửa móng, chất lỏng làm móng nhân tạo, lưu huỳnh sử dụng trong đắp bột móng hay các loại sơn móng…. Mặc dù những chất này sẽ không có hại khi mới bắt đầu sử dụng. Tuy nhiên, sau khi trải qua một quá trình dài và cường độ tiếp xúc lặp đi lặp lại. Cơ thể bạn sẽ bị tổn hại và sinh ra kích ứng.
Tùy vào cơ thể, mỗi người sẽ có cách phản ứng với vấn đề này khác nhau. Dưới đây là một sản phẩm chứa các chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe của kỹ thuật viên làm nail:
Thuốc tẩy sơn móng (Acetone)
Có hại cho mắt, da và cổ họng bởi mùi rất nồng. Đồng thời còn gây ra các cơn đau đầu và chóng mặt, buồn nôn khi phải tiếp xúc trong một thời gian dài.
Chất tẩy keo dán móng (Acetonitrile)
Gây khó chịu cho mũi, họng; gây ra các cơn buồn nôn và khó thở. Thậm chí còn dẫn đến tình trạng suy yếu, kiệt sức với người có sức khỏe không tốt.
Tẩy sơn móng tay (Butyl acetate)
Dễ bị kích ứng, gây đau đầu và khó chịu với các vùng da nhạy cảm như mắt, miệng, da trong mũi và tận bên trong cổ họng.
Sơn móng tay (Dibutyl phthalate – DBP)
Tiếp xúc lâu ngày sẽ dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng cho da vùng miệng, mắt, mũi và ảnh hưởng đến cổ họng, mũi.
Chất làm lỏng móng tay nhân tạo (Ethyl methacrylate – EMA)
Đây là nguyên nhân khiến các bạn kỹ thuật viên nail dễ có nguyên cơ mắc bệnh hen suyễn. Gây ảnh hưởng cho bé khi còn đang trong bụng mẹ.
Toluene có trong sơn móng tay và keo dán móng
Khiến vùng da tiếp xúc bị khô, bong da, nứt nẻ. Gây ảnh hưởng đến thận và nguy cơ hư gan. Không những vậy, chất này con gây ảnh hưởng đến thai nhi khi mẹ bầu đang trong quá trình thai nghén.
Một số loại chất khác
Hầu hết các chất được liệt kê tiếp theo đây sẽ gây ảnh hưởng cho da, mắt, mũi, miệng. Khiến đầu óc không thể tập trung, thường xuyên xuất hiện các cơn đau đầu và nôn ói…:
Hợp chất amoni (chất khử trùng)
Methyl methacrylate – chất có trong sản phẩm làm móng nhân tạo – chất này bị cấm trong một số tiểu bang ở nước ngoài.
Isopropyl acetate
Formaldehyde – sơn móng tay, làm cứng móng tay.
Tác hại của nghề nail khi tiếp xúc hóa chất sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với cơ thể
Hầu hết, tác hại của nghề nail đều xuất phát từ các dung dịch, hóa chất được sử dụng trong quá trình hành nghề. Các hóa chất này dễ dàng đi vào cơ thể thông qua:
Vô tình hít vào phổ, bụi sơn hay hơi sương của sản phẩm. Đặc biệt là những sản phẩm dạng lỏng.
Sản phẩm dính và móng tay, môi hay mắt
Nuốt sản phẩm khi sản phẩm bị sinh trên thức ăn không che đậy, ly uống nước, đầy ống hút, ….
Tùy vào cơ địa của mỗi người, và tần suất tiếp xúc với các chất độc hại trong quá trình làm nghề nail, cơ thể của bạn sẽ mắc bệnh sau thời gian khác nhau.
Đặc biệt, khi sử dụng cùng một lúc hay quá nhiều lần trong một thời gian dài, tình trạng “phơi nhiễm” rất dễ xảy ra. Không những vậy, rủi ro về các bệnh liên quan đến phổi, phế quản, mắt là rất lớn.
Cách bảo vệ bản thân khỏi tác hại của nghề nail
Không đưa tay lên da mặt, mắt, mũi khi đang thực hiện làm móng cho khách
Luôn có găng tay bảo hộ, khẩu trang và mắt kính (nếu có) trong suốt quá trình làm
Rửa tay trước vào sau khi xong dịch vụ
Tháo găng tay ngay khi có xuất hiện vết rách, lỗ thủng
Bịt kỹ các vết thương hở trên da để bảo vệ vết thương của mình
Ngưng sử dụng ngay các loại sản phẩm khiến da bạn bị kích ứng, khó chịu.
Có thể nói, công việc nào cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và tác động đến sức khỏe của chúng ta. Nghề nail cũng không thể nào ngoại lệ. Tuy nhiên, để có thể bảo vệ sức khỏe trong khi hành nghề nail, bạn nhất định không được bỏ qua những chia sẻ mà Seoul Academy viết trong bài.
Mặc dù những phương pháp này không thể ngăn cản hoàn toàn 100% tác hại của nghề nail đến từ sản phẩm độc hại, nhưng nó cũng một phần nào giúp bạn giảm thiểu được nhiều rủi ro sức khỏe trong suốt quá trình làm nghề. Để giữ gin sức khỏe và an toàn khi làm móng, bạn cần tuân thủ những phương pháp sau để tránh tổn hại về sau. Chúc bạn sức khỏe và thành công với tiệm nail của mình.
Tham gia group Lamnails.net trên Facebook để cập nhật thêm nhiều kiến thức làm Nail từ các thợ nail chuyên nghiệp bạn nhé:
FanPage Facebook: https://www.facebook.com/lamnails.net
Kênh Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCmaArDoKN0l-rpU0blQxZzA