Các bước kinh doanh tiệm nail quy mô lớn nhỏ tại thời điểm này

Các bước kinh doanh tiệm nail quy mô lớn nhỏ tại thời điểm này: Làm nail đang ngày càng được ưa chuộng của phái nữ, các bước kinh doanh tiệm nail quy mô lớn nhỏ tại thời điểm này thu hút các doanh nghiệp mới. Tuy kinh doanh tiệm nail khá thịnh hành nhưng cần phải lưu ý một số điều để không phải mất tiền khi đầu tư các tiệm làm nail này.

Các bước kinh doanh tiệm nail quy mô lớn nhỏ tại thời điểm này

Kinh doanh ngành nghề nail đang phát triển mạnh mẽ ở các thành phố lớn trong cả nước. Các cơ sở có quy mô từ nhỏ đến lớn thi đua nhau mở các tiệm Nail khắp nơi. Nhưng để thành công được với nghề này, các bạn cần có một thái độ nghiêm túc và đầu tư cho nghề. Sau đây lamnails.net  chia sẻ những kinh nghiệm mở tiệm nail khi mới khởi nghiệp được các chủ cơ sở uy tín và có tay nghề cao chia sẻ giúp bạn thành công hơn trong việc khởi nghiệp với nghề này làm đẹp này.

kinh nghiệm khi mở tiệm nail

Xác định công việc nail trước khi mở tiệm

Nghề Nail là một nghề làm đẹp thiên về nghệ thuật cho nên ngoài đôi bàn tay khéo léo, đòi hỏi người thợ phải có sự tỉ mỉ, chịu khó. Vì vậy, phải là cho mọi người và tự tin vào bản thân mới có khả năng theo đuổi đến cùng sự thành công của nghề.

Học làm nail trước khi mở tiệm

Thêm nữa làm nail đòi hỏi sự cẩn thận và tỉ mỉ. Nếu bạn có năng khiếu khả năng tiếp thu và học hỏi cũng như thực hành sẽ nhanh nhạy nên muốn bước chân vào nghề cần có đam mê và năng khiếu.

Đi học nghề nail nâng cao tay nghề

Đặc thù của ngành làm đẹp là bạn phải có kiến thức mới có thể mở cửa hàng được. Trước khi có ý định mở tiệm làm nail thì việc đầu tiên bạn phải làm là bỏ thời gian đi học nghề tại các salon lớn, các trung tâm dạy làm đẹp, hay các tiệm nail uy tín khác.

Đi học nail nâng cao tay nghề

Các chủ tiệm Nail có thể là các thợ Nail lành nghề, mới học xong hoặc là người bỏ vốn đầu tư và thuê nhân viên về làm. Tuy nhiên điều quan trọng là người làm Nail (kỹ thuật viên) phải có kiến thức căn bản, có tay nghề. Vì nhu cầu của khách hàng ngày càng cao thì họ cũng đòi hỏi cao hơn ở dịch vụ, biết cắt viền da, làm sạch móng, cắt móng thôi thì chưa đủ, thợ làm Nail còn phải vẽ đẹp, trang trí móng tay đẹp, sáng tạo trong việc làm Nail tạo độc đáo, mới lạ.

Thông thường, để thành thạo nghề bạn sẽ mất từ 6 tháng đến một năm học, tùy theo năng khiếu của mỗi người. Tại những cơ sở dạy nghề bạn sẽ được đào tạo một cách bài bản với các môn lý thuyết kết hợp thực hành. Với mức học phí tại trung tâm từ 700.000 – 4.000.000 đồng/tháng bạn sẽ có được rất nhiều kiến thức tích lũy cho bản thân mình. Đừng tiếc tiền mà đi học việc tại những tiệm nhỏ, để trở thành người thợ phụ “sai vặt”, làm đủ thứ việc mà cũng không được thực hành nhiều.

Kinh nghiệm mở tiệm nail

Khi học xong, bạn nên đi làm ngoài một thời gian để dần tích lũy cho mình những kinh nghiệm, nâng cao tay nghề và tích cóp vốn. Khi cảm thấy mình có đủ kinh nghiệm và vốn thì hãy tự tin mở cửa hàng làm nail cho riêng mình.

Chi phí nguồn vốn khi mở tiệm nail

Cần bao nhiêu vốn khi mở tiệm Nail là câu hỏi không có câu trả lời chính xác nhưng có thể ước lượng và chủ động được hoàn toàn về vốn.

Mặt bằng: Chọn mặt bằng ở khu vực chung cư, ngõ chợ, cao ốc, văn phòng, có thể trong ngõ, đường đi dễ tìm, tránh tuyệt đối mặt đường lớn với chi phí cao, khách vãng lai ít, khách quen thì có thể nói là con số 0 dù bạn có bám trụ cả năm trời, chi phí nên giao động từ 5-7 triệu, điện nước, mạng mẽo, phí vệ sinh này nọ hàng tháng cố định vào tầm 7-8 triệu cho mặt bằng. Tầm tiền này thì có diện tích và mặt tiền phù hợp, không được sang chảnh cũng không quá bất lợi, kinh doanh tốt, thanh toán 3 tháng 1 lần thì mất từ 15-20 triệu.
Biển bảng: Thiết kế truyền thống gồm hai biển dọc, một biển ngang, dạng biển bạt, đóng khung sắt thôi cũng đẹp và dùng tốt rồi, tầm 1-2 triệu tiền in biển bạt, khi in biển bạt chú ý các thông tin định hình thương hiệu của bạn như email, fanpage, logo, tên thương hiệu, hotline,…

Kinh doanh tiệm nail

Card Visit, bảng giá: Thiết kế và in tầm 5 hộp, mỗi hộp 50 nghìn, tổng là 250 nghìn, bảng giá thiết kế, in và quyển menu giá tầm 500 nghìn
Tủ đựng đồ Nail: Nếu có điều kiện thì thiết kế 1 tủ, với không gian 5-7 triệu chắc chắn tủ của bạn cũng giao động ở tầm 5-6 triệu, hoặc tùy không gian bạn đóng trực tiếp kệ gỗ hoặc kệ kính lên tường dạng so le, ziz zax cũng rất ấn tượng nhé, dùng dạng này cả công lắp chắc tầm 1 triệu
Sơn gel, máy móc: Kê đầy tủ hoặc các vị trí của kệ trên thì tầm 15 đến 20 triệu tiền sơn gel, đồ lặt vặt là thoải mái nhé, còn máy móc thì có 3 máy chủ đạo là máy mài, máy sấy, máy hơ gel dùng loại có mức giá trung bình tầm 500 nghìn đến 1,2 triệu tùy các loại máy, chọn một số ít màu sơn để tiết kiệm và tránh lãng phí. Các đồ lặt vặt khác bạn ra tiệm đồ Nail để chọn và mua, chi phí gói gọn trong 15 đến 20 triệu số tiền đề xuất bên trên rồi.

Ghế ngồi làm Nail: Có nhiều kiểu ghế giá giao động từ 500 đến vài triệu. Tùy vào quy mô tiệm nail của bạn để lựa chọn.

Bàn làm Nail: Bàn chuẩn làm Nail có thể thiết kế một bên hộp chứa máy hơ, một bên chứa máy mài, máy hút bụt ốp sát mặt bàn, kiểu bàn này khá đắt, ít nhất cũng 1,5 triệu một bàn, còn đơn giản hóa đi bạn chỉ đóng bàn mặt kính, thường công nghiệp không phải gỗ thịt, cấu trúc đơn giản, bên dưới có 1 ngăn không cần kéo ra kéo vào mà ngăn thông tuông để đồ cho tiện thì loại bàn này rất rẻ, chỉ tầm 800k một chiếc cả mặt kính

Ghế ngồi: Đi theo ghế làm Nail có ghế tương ứng rồi nên chỉ sắm ghế cho bàn làm Nail tầm 4 ghế, loại ghế tốt, ngồi thoải mái giá tầm 250 nghìn đến 700 nghìn một chiếc, bạn dự tính 2 bàn thì sẽ sắm tầm 6 chiếc cho cả không gian.

Những lưu ý khi mở tiệm nail

Tủ quầy: Nên có tủ quầy nhỏ xinh để tính tiền, để máy tính làm việc và đồ dùng văn phòng, loại phù hợp với không gian nhỏ thì giá tầm 1,5 triệu đến 2 triệu 1 tủ quầy

Các đồ bổ sung nếu cần thiết hoặc bắt buộc như: Trải thảm nhung hoặc sàn gỗ lại sàn nhà cũng là khoảng tốn, khoảng 100 nghìn đến 200 nghìn 1m2 tùy vào loại bạn chọn, điều hòa mùa hè giá tầm 8 triệu đến 15 triệu tùy loại, hoặc quạt điện giá 300k một chiếc.
Đèn điện cần mua bổ sung để có đủ ánh sáng, vật tư thiết bị khác như bình nước, cốc nước, chổi, sọt rác, dép vào ra cửa hàng, tranh ảnh treo trong nhà, khăn làm nail,… nhiều thứ phát sinh khác chi phí chuẩn bị tầm 5 triệu.

Tùy vào số tiền bạn có và khả năng vay vốn của mình mà có kế hoạch xây dựng cửa hàng phù hợp. Lưu ý trước khi đầu tư, bạn nên tính toán xem thời gian hồi vốn và khả năng sinh lời như nào để có kế hoạch kinh doanh trong giai đoạn đầu mở cửa hàng.

Lựa chọn địa điểm kinh doanh

Trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh, mặt bằng là một trong các yếu tố hàng đầu quyết định đến sự thành công của cửa hàng kinh doanh, một mặt bằng tốt sẽ đem lại tỷ lệ thành công cao, tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, chọn mặt bằng tốt chưa chắc đã tạo nên thành công mà phải chọn đúng.

Vậy như thế nào là chọn đúng mặt bằng, dựa vào đặc thù kinh doanh nghành Nail tại Việt Nam chúng ta thấy được phần đa khách hàng tới tiệm Nail là khách vãng lai, khách hàng quen thuộc và thân thiết, các cửa hàng Nail tại Việt Nam nếu đặt tại các khu dân cư tấp nập, gần chợ, dịch vụ có giá trị không quá cao thường sẽ có nhiều thuận lợi trong quá trình kinh doanh và cửa hàng sẽ có sự phát triển khá ổn định. Hơn thế nữa, dịch vụ Nail tại Việt Nam có giá trị không cao, khách hàng chưa sẵn sàng chi trả một mức giá cao để làm dịch vụ này, vì thế nếu không tiết kiệm về chi phí mặt bằng, nhân sự thì bạn sẽ khó có thể duy trì tình hình kinh doanh trong thời gian đầu mới xây dựng. Một yếu tố nữa đó là sự duy trì đều đặn, thời gian đầu thường sẽ có ít khách nhưng sau giai đoạn khoảng 2 năm thì lượng khách của các cửa hàng Nail sẽ rất đều nếu tình hình kinh doanh được duy trì, vì thế, dù tiệm Nail không nằm ở các vị trí mặt tiền đắt đỏ nhưng về lâu dài, tiệm Nail của chúng ta nhất định sẽ ổn định. Vậy bạn chỉ cần chọn cửa hàng đạt được các tiêu chí sau:

Lựa chọn mặt bằng khi mở tiệm nail

Chỉ cần mặt bằng nằm ở trong ngõ, có địa chỉ và đường đi dễ dàng cho khách hàng tìm đến
Quanh đó có khu dân cư đông đúc sinh sống như các trung tâm thương mại, khu văn phòng, khu chợ.
Mặt tiền không cần quá rộng, dựa vào mục tiêu kinh doanh của bạn, khi mở rộng có thể đảm bảo không gian cho 4-5 nhân sự làm việc cùng lúc là phù hợp.

Nên tránh các vị trí mặt tiền ở mặt đường lớn để giảm được một lượng chi phí thường xuyên khá lớn cho việc duy trì
Nên chọn các cung đường chưa có quá nhiều tiệm Nail và không có tiệm Nail uy tín lâu năm, bạn sẽ gần như không thể cạnh tranh nổi trừ trường hợp bạn rất tự tin về dịch vụ của bạn. Khách hàng Nail thường trung thành với tiệm, họ sẽ không bỏ tiệm cũ nếu nơi đó đã làm họ hài lòng trong nhiều năm qua

Mặt tiền có vị trí để xe, vào ra thuận lợi
Nếu cửa hàng của bạn nằm cạnh một vài cửa hàng kinh doanh các lĩnh vực gần với lĩnh vực của chúng ta như các cửa hàng bán mỹ phẩm, bán đồ của phụ nữ, trung tâm, tiệm làm đẹp khác thì đó cũng là một ưu điểm cho mặt tiền đáng để lựa chọn.

chọn mặt bằng khi mở tiệm nail

Lựa chọn nhân viên có tay nghề cao

Để tiệm nail xây dựng được tiếng tăm và làm ăn phát đạt là phải có những người thợ THỰC SỰ GIỎI. Do vậy, hầu hết các tiệm đều đặt tiêu chí tuyển dụng lên hàng đầu, họ luôn tìm kiếm những người thợ làm nail giỏi cho mình. Sẽ có nhiều quan điểm khác nhau nhưng nói chung một người thợ nail giỏi phải là người có chuyên môn ( tay nghề) vững vàng, có hạnh kiểm đạo đức chuẩn mực, có lương tâm nghề nghiệp và đặc biệt phải luôn thu hút khách hàng đến với mình trong mọi điều kiện.

tuyen-chon-nhan-vien-co-tay-nghe-311405

Nếu bạn muốn thành công trong kinh doanh cần rất nhiều yếu tố và mở tiệm là nail cũng vậy. Bạn cần học hỏi, rút kinh nghiệm và tính toán với kế hoạch rõ ràng mới mong thành công.

 

Tham gia group Lamnails.net trên Facebook để cập nhật thêm nhiều kiến thức làm Nail từ các thợ nail chuyên nghiệp bạn nhé:

FanPage Facebook: https://www.facebook.com/lamnails.net

Kênh Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCmaArDoKN0l-rpU0blQxZzA

| Dịch vụ về nails | Tiệm nail

Bình luận
0

Bình luận

Đăng bình luận

Tag: ,